Bạn có hay thấy tấm biển dạng này ở các quán cafe hay không?
Đố bạn, tại sao lại có tấm biển này?
bạn nghĩ 1 lúc xong hãy cuộn xuống dưới
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
À vì người chủ rất hào phóng muốn tặng tiền cho khách ?
Chủ rảnh quá ?
Đều không phải. Tấm biển đó là 1 cách rất tốt để giải quyết 1 vấn đề quản trị. Đó là nhân viên không in bill cho khách.
Bạn sẽ hỏi, Tại sao nhân viên lại không in bill cho khách?
vì vội quá quên mất từ từ in sau?
vì đã nhập thông tin đơn hàng vào máy rồi, không cần in nữa cho tiết kiệm giấy, bảo vệ môi trường.
Đều không phải, vì nếu không in bill thì số tiền mà khách trả sẽ vào túi nhân viên còn nguyên liệu, điện nước mặt bằng thì chủ trả toàn bộ. Chủ quán chỉ biết được số tiền trong máy POS, mà không in thì trong máy không có dữ liệu về đơn hàng này.
Bạn thấy đó, đây là một vấn đề quản trị. Mục tiêu quản trị là không được thất thoát doanh thu. Có nhiều con đường mà doanh thu sẽ bị thất thoát
Không ghi nhận đơn hàng thì làm gì có doanh thu? Do đó, mới dẫn tới việc nếu có đơn hàng thì đơn hàng đó cần được ghi nhận trong máy POS.
Có ghi nhận đơn hàng nhưng số lượng và đơn giá không đúng thì cũng mất doanh thu
Áp dụng khuyến mại không đúng đối tượng hoặc chương trình cũng mất doanh thu
tạo đơn xong rồi lại huỷ đơn
Sử dụng 1 bill nhiều lần
vân vân và mây mây ..
Ngoài ra còn có rất nhiều lý do khác có thể làm thất thoát doanh thu, nhưng trong bài này tôi sẽ chỉ đề cập tới 1 khía cạnh quản trị là vấn đề không ghi nhận đơn hàng.
Để đảm bảo nhân viên ghi nhận đơn hàng người chủ có thể:
Đưa quy định bắt buộc nhân viên phải ghi nhận đơn hàng? Về lý thuyết thì được, nhưng người chủ không có mặt ở đó 24/24 để xem nhân viên có ghi hay không ghi nhận đơn hàng vậy là đưa quy định nhưng không giám sát được do đó sẽ không có hiệu quả.
Bổ sung thêm trong quy định là: Nếu không ghi nhận đơn hàng thì phạt 1.000.000 đ? Cũng OK nhưng không giám sát được làm sao biết mà phạt
Giờ bài toán nằm ở chỗ làm sao mà biết được nhân viên có ghi hay không ghi. Giải pháp là tấm biển mà bạn thấy lúc đầu bài.
Khách hàng lúc này đóng vai trò giám sát:
Họ chỉ trả số tiền trong bill.
Họ sẽ trở thành tai mắt của chủ quán, giám sát xem nếu nhân viên không in bill họ sẽ có 1.000.000đ --> bạn biết 1.000.000đ đó từ đâu tới rồi đó, không phải từ chủ quán đâu.
Lời bình
Thực chất là sau khi treo biển lên thì cũng không có khách nào nhận được 1.000.000 đ cả, bởi vì nhân viên không ai muốn mất 1.000.000 đ, kết quả là ai cũng vui.
Vậy là chỉ cần làm 1 tấm biển treo lên người chủ giải quyết được 1 bài toán quản trị cũng khá lớn.
Trong quản lý doanh nghiệp, có rất nhiều vấn đề quản trị được đặt ra, nhưng nếu biết nó là gì bạn sẽ tìm ra được cách để giải quyết nó. và nhiều khi cách giải quyết nó cũng rất đơn giản.
Đối với những người quản lý mới và chưa va phải các vấn đề quản trị, có thể phải mất 1 thời gian mới phát hiện ra, từ đó mới tìm phương pháp để giải quyết dù muộn vẫn còn hơn không, nhưng khi đó đã có tổn thất rồi.
Nếu có thể mô tả rõ ràng vấn đề là gì thì đã giải quyết xong 50% vấn đề rồi.
Do vậy nếu bạn biết trước là sẽ tồn tại các vấn đề quản trị trong các nghiệp vụ cụ thể bạn có thể tránh được nó. Trong những blog tiếp theo tôi sẽ nói thêm về các vấn đề khác và những cách để giải quyết các vấn đề đó. Hi vọng bạn thấy thú vị và hữu ích với việc vận hành doanh nghiệp của bạn.